Pha bột
Sau đó nhanh chóng cho nước sôi vào trộn thật đều để bột thấm nước, để hơi nguội rồi cho bột ra khay. Bạn hãy đeo găng tay nilon và dùng tay nhào thật kỹ sao cho cho bột đều và dẻo, giai đoạn này khá quan trọng và quyết định sản phẩm của bạn có ngon hay không. Nếu bột bị khô bạn hãy cho thêm nước, bột ướt thì cho thêm bột năng hoặc bột gạo (nếu muốn bột ít dai hơn).
Bạn nhồi đến khi bột thành hỗn hợp khối dẻo mịn có vẻ tạo hình mà không bị dính tay thì dừng lại.
Bước 4: Nặn hạt trân châu
Bạn chia bột thành những phần nhỏ và bắt đầu nặn thành những viên tròn kích thước bạn có thể tùy chỉnh to nhỏ theo ý muốn, hạt trân châu cỡ hạt đậu phộng là phù hợp, to quá ăn sẽ nhanh ngán. Tuy nhiên, sau khi nặn xong bạn hãy nhớ rắc lên một ít bột khô để chúng không bị dính vào nhau nhé.
Sau đó bạn để ra đĩa, có thể cất vào hộp để khi cần có thể lấy ra chế biến.
Bước 5: Luộc trân châu
Cuối cùng, chuẩn bị một nồi nước sôi nhỏ, thả những viên trân châu vào và đun đến khi chúng nổi lên là có thể tắt bếp. Dùng vượt vớt hạt trân châu đen ra và cho vào nước lạnh(có đá) để trân châu không bị dính vào nhau và khi ăn có vị dai hơn.
Lưu ý, nếu bạn lỡ tay nặn quá nhiều hạt trân châu mà không sử dụng hết, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh mà không sợ hỏng nhé. Mùi vị khi nấu lên sẽ không thua kèm gì hạt trân châu vừa mới làm đâu nhé.